Hôm nay nhân ngày lễ vía đức Phật A Di Đà, chúng ta tìm hiểu về danh nghĩa và sự tích của Ngài để mỗi khi đến chùa niệm Nam mô A Di Đà Phật ta có thêm niềm tin và nhờ đó công đức niệm Phật sẽ mau chóng thành tựu
Ý NGHĨA LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ

Hôm nay nhân ngày lễ vía đức Phật A Di Đà, chúng ta tìm hiểu về danh nghĩa và sự tích của Ngài để mỗi khi đến chùa niệm Nam mô A Di Đà Phật ta có thêm niềm tin và nhờ đó công đức niệm Phật sẽ mau chóng thành tựu.

1. Danh nghĩa của đức Phật A Di Đà:

Đức Phật A Di Đà là đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tây Phương Cực Lạc, tên Ngài có 3 nghĩa:

-Vô Lượng Quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài vô lượng vô biên chiếu khắp mười phương thế giới;

-Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không thể nghĩ lường được;

-Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Ngài làm những công đức to lớn không thể kể xiết.

2. Sự tích Đức Phật Di Đà: 

Theo kinh Đại A Di Đà, về thời đức Phật Thế  Tự Tại Vương ra đời có một vị quốc vương tên  Kiều Thi Ca. Vua Kiều Thi Ca nghe Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi vua xuất gia làm vị tỳ kheo hiệu là Pháp Tạng, một hôm Ngài đảnh lễ Phật quỳ xuống chấp tay cầu Phật chứng mình và phát 48 lời nguyện. Do nguyện lực ấy sau này thành Phật hiệu A Di Đà. 

Lại theo kinh Bi Hoa, về đời vua Chuyển Luân Thánh Vương tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải, vị này có người con tên là Bảo Tạng tướng tốt dị thường, sau xuất gia thành Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai. Một hôm vua Vô Tránh Niệm nghe Phật thuyết pháp liên phát tâm muốn  cúng dường các món ăn uống, y phục cho đức Phật và đại chúng luôn luôn trong ba tháng. Vị đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm bồ đề cầu đạo vô thượng.

Vua liền nguyện sau này  thành Phật sẽ làm giáo chủ một cảnh giới cực kỳ trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh; vua Vô Tránh Niệm phát nguyện xong đức Bảo Tạng Như Lai liền thọ ký cho vua sau này sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà và cõi nước của Ngài sẽ là cõi Cực Lạc Tây Phương. Vị đại thần Bảo Hải sau này cũng thành Phật tức là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 
(theo tài liệu Phật pháp bậc Sơ Thiện của Gia đình Phật tử)

Trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà có các nguyện sau đây:

*Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi, chỉ cần niệm mười niệm mà nếu không được sanh thì tôi  chẳng lấy ngôi chánh giác.

*Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 

 *Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Đức Phật Thích Ca sau này đã vì những hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà nên khai thị pháp môn Niệm Phật để chuyển thân và tâm trở về bản thể thuần khiết nhất của con người. Pháp môn này được hiểu đơn giản là người  tu chỉ cần nhất tâm trì niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, gọi là lục  tự Di Đà thì khi mệnh chung sẽ được vãng sanh về cõi Tịnh độ để tiếp tục con đường tu tập giải thoát.

Đức Phật A Di Đà ở giữa, đức Quán Thế Âm bên tay trái và đức Đại Thế Chí bên tay phải
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm là bộ kinh nói về phương pháp niệm Phật. Phương pháp tu của Tịnh Độ tông gồm có : Tự lực và Tha lực. 

1-Tự lực có nghĩa là : Trì giới, Trì Tuệ và Thiền định.  
2-Tha lực gồm có : Chánh hạnh và Tập hạnh.      

a/ Chánh hạnh gồm : Chánh định nghiệp và Trợ nghiệp.          
    -Chánh định nghiệp : là một lòng niệm danh hiệu A Di Đà,         
    -Trợ nghiệp : là một lòng tụng kinh Tịnh Độ, một lòng quán sát, nhớ cõi Tịnh độ trang nghiêm, một lòng lễ bái A Di Đà Phật và một lòng ca ngợi cúng dường Phật Di Đà.     

b/ Tập hạnh là thực hành các điều thiện theo pháp tu của Tịnh Độ Tông.
    Thường năm đến ngày 17 tháng 11 âm lịch Phật tử chúng ta làm lễ vía của Đức Phật Di Đà. Trong khi gần lâm chung và khi đưa tang hoặc khi cúng lễ thường niệm danh hiệu của Ngài là hiệu THANH TỊNH để trừ những tà niệm, chuyển đổi cảnh đời ô trược thành cảnh giới thanh tịnh sáng suốt như cảnh giới Cực lạc.

    Nhân ngày vía của Đức Di Đà. Chúng ta cầu mong mọi người thân tâm được an lạc, được hạnh phúc. Cùng hướng về Ngài, niệm danh hiệu Ngài, làm điều phước thiện, nguyện cầu cho thế giới không còn lầm lạc, oán ghét, khổ đau, chia rẽ... Chúng ta hợp sức và đoàn kết lại đề mọi người được  an vui trong ánh hào quang nhiệm màu của Đức Phật Di Đà .

Theo vanthientu                                                

Về Menu

ý nghĩa lễ vía đức phật a di đà y nghia le via duc phat a di da tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Đâu Bat nha tâm kinh Bình minh quê mình chua huong son Thõng tay vào chợ Có chỉ số BMI bình thường chưa chắc quảng ngữ của thiền sư huyền sa tông những lợi ích của việc tin và sống duong tu hoang mao dieu lac va tinh khong Những loại cây và hoa độc lÃÅ duc phat va su dong gop cua ngai cho nen hoa binh ón học cách đảnh lễ thiền sư thích nhất từ quan Phố giờ lại lặng chuong 3 tinh thuc moi luc moi noi vuot qua noi co don Ăn Chay nhÒ Giáo Vua đầu bếp Yan Can Cook nói về ẩm nghiệp có thể dùng nghi lễ bói toán Mất ngủ Vu lan con trai nói với ba mẹ ô cái gì rồi cũng đến khi ta mở tâm mình Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và 5 tan o thai lan Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế Tháng tư một sắc mai hồng phat giao sáu pháp tạo nên sự hòa hợp trong đời Kính áp tròng có gây nguy hiểm cho mắt TT Huế Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan thuoc la nhung dieu cang biet ve phong sanh Sám hối Em còn trẻ thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng han quoc buc hoa phat giao duoc dau gia cao nhat Đại dịch cô đơn ở người cao ha y the jogye Thông hoÃ Æ trí huệ